giới thiệu

Huấn luyện an toàn điện là công tác mà buộc các doanh nghiệp có người lao động làm việc có liên quan đến điện phải thực hiện. Đối tượng, nội dung cũng như các quy chế đào tạo được quy định cụ thể tại Thông tư 31/2014/TT-BCT. HLAT1 là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo, huấn luyện an toàn lao động vệ sinh lao động sẽ đưa ra một số thông tin cụ thể hơn cho các bạn như sau.

Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn điện

Thông tư 31/2014/TT-BCT quy định các đối tượng sau phải được huấn luyện an toàn điện và xét bậc như sau:

+ Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.

+ Người làm công việc vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.

Vì sao phải huấn luyện an toàn điện?

Điện là một ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng chủ chốt, không thể thiếu trong tất cả mọi hoạt động của cuộc sống. Tính chất ngành nghề điện rất nguy hiểm, bởi những sự cố gây ra bởi điện mang đến những hậu quả khó kiểm soát, có thể gây thiệt hại rất lớn về tính mạng và tài sản. Điện có thể gây cháy nổ lớn, diện rộng, gây chết người… sự cố về điện xảy ra có hậu quả rất khó lường.

Chính vì thế, bên cạnh các biện pháp an toàn về điện được doanh nghiệp thực thi thì người lao động làm các công việc có liên quan đến điện cần được huấn luyện các kiến thức, kỹ năng để có thể chủ động phòng ngừa rủi ro từ công việc, bảo vệ sức khỏe cũng như tài sản cho doanh nghiệp. Chính là tham gia huấn luyện an toàn điện với đầy đủ nội dung.

Thông tư 13/2016/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động những người lao động sau phải huấn luyện an toàn điện: Các công việc làm về thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện; thi công, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện.

Thời gian tham gia huấn luyện an toàn điện

Vậy người lao động phải tham gia huấn luyện an toàn điện trong thời gian bao lâu? Theo Thông tư 31/2014/TT-BCT thời gian huấn luyện an toàn điện với đối tượng được quy định tại Điều 4 của Thông tư như sau:

+ Huấn luyện lần đầu: Được đào tạo khi người lao động mới được tuyển dụng và trước khi làm việc. Thời gian huấn luyện lần đầu là 24h.

+ Huấn luyện định kỳ: Được đào tạo định kỳ hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ tối thiểu là 08 giờ.

+ Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.

NỘI DUNG HUẤN LUYÊN AN TOÀN ĐIỆN

Những người tham gia vào công tác huấn luyện an toàn điện cũng được quy định cụ thể về các yêu cầu về bằng cấp, năng lực.

Giáo viên huấn luyện phải tổ chức soạn thảo các bài giảng cụ thể với đầy đủ các thông tin sau đây:

  1. Các khái niệm cơ bản

Dạy các kiến thức khái niệm cơ bản cho người lao động:

– Hệ thống pháp luật, quy định về an toàn điện

– Nguyên lý vận hành của mạch điện

– Khái niệm cơ bản về : dòng điện, mạch điện, điện trở, vật dẫn, nối đất, cách điện

  1. Các kiến thức cụ thể về bảo vệ chống điện giật

+ Các tai nạn có liên quan đến điện

Cung cấp các thông tin để người học nắm được về các hiện tượng, nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của các tai nạn điện chủ yếu: điện giật, bỏng do điện giật, ngã do điện giật, cháy nổ do điện

+ Các nguy cơ gây ra điện giật

Làm cho người học nắm được các nguy cơ gây ra điện giật trong quá trình sản xuất:

Vật dẫn để trần.

Ổ cắm và phích cắm, dây dẫn điện không đảm bảo

Không có nối đất hoặc nối đất không tốt

Mạch điện bị quá tải

+ Các biện pháp phòng tránh điện giật

Cung cấp thông tin bài giảng về nguyên lý, phương pháp thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn chủ yếu để phòng tránh điện giật:

Sử dụng cầu chì, CB, ELCB đúng công suất

Nối đất vỏ thiết bị

Luôn kiểm tra dây nối, phích cắm của thiết bị cầm tay trước khi sử dụng.

Che chắn, cách ly các vật dẫn để trần.

Luôn cắt điện hoàn toàn trước khi sửa chữa điện.

+ Cách nhận biết tình trạng thiết bị điện không đảm bảo an toàn

Làm cho người học nắm được các dấu hiệu và biểu hiện mất an toàn về điện:

CB hay ELCB bị ngắt

Thiết bị, dây nối hay ổ cắm bị nóng

Cách điện bị hư hỏng

  1. Thực hành các phương án khi có sự cố xảy ra

Cung cấp kiến thức lý thuyết và thực hành về các phương án sơ cứu tại chỗ khi không may có sự cố xảy ra. Phương án xử lý nhanh nhất để ngăn ngừa hậu quả.

  1. Kiểm tra cuối khóa

Xây dựng các bài kiểm tra, sát hạch cuối khóa để nắm được mức độ tiếp thu của học viên.

Huấn luyện an toàn điện ở đâu đảm bảo chất lượng?

VNNEDU- Viện Đào tạo và Quản lý Giáo dục là đơn vị huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động được đánh giá cao và luôn được các đơn vị doanh nghiệp tin tưởng. Chúng tôi tổ chức các lớp huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho nhiều ngành nghề khác nhau, nhiều tổ chức trong và ngoài nước.

Trong đó, lớp huấn luyện an toàn điện luôn có sự tham gia của đông đảo học viên đến từ nhiều doanh nghiệp khác nhau. VNNEDU với:

+ Nguồn nhân lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm thực tế, kinh nghiệm giảng dạy sẽ mang đến lớp học chuyên nghiệp, đầy đủ kiến thức.

+ Hệ thống lớp học trên toàn quốc đáp ứng yêu cầu về thời gian đào tạo và tiết kiệm chi phí cho quý khách hàng.

+ Tổ chức đào tạo tận nơi, tại nhà máy và công trình với chi phí tối ưu nhất cho doanh nghiệp có nhu cầu.

+ Bộ phận tư vấn được đào tạo chuyên sâu, cung cấp thông tin đầy đủ, nhiệt tình phục vụ khách hàng 24/7.

+ Khóa huấn luyện an toàn điện với chi phí cực rẻ và cạnh tranh, giúp đơn vị tiết kiệm tối ưu nhất.

Đối với huấn luyện an toàn điện cho các doanh nghiệp làm xây dựng thì chúng tôi cũng sẽ đề cập đến các quy tắc an toàn điện trong xây dựng.

Mọi nhu cầu tư vấn cụ thể hơn về huấn luyện an toàn điện, vui lòng liên hệ cho chúng tôi:

BLOG UPDATE