Huấn Luyện Sơ Cấp Cứu

Xem nội dung

Huấn luyện sơ cấp cứu là gì?

Huấn luyện sơ cấp cứu tại các cơ sở sản xuất kinh doanh là hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết.

Huấn luyện sơ cấp cứu là việc trang bị cho người lao động những kiến thức cơ bản về hoạt động sơ cứu, hướng dẫn những thao tác sơ cấp cứu ban đầu để trợ giúp nạn nhân trước khi nhân viên y tế đến nơi. Việc sơ cấp cứu này nhằm ngăn không cho tình trạng nạn nhân ngày càng xấu đi. Tạo cơ hội phục hồi và cứu sống nạn nhân.

Thời gian và nội dung huấn luyện sơ cấp cứu

Huấn luyện lần đầu

Đối với lực lượng sơ cứu, cấp cứu: 16 giờ (2 ngày).

Huấn luyện hàng năm

Đối với lực lượng sơ cứu, cấp cứu: 8 giờ (1 ngày)

Nội Dung Huấn Luyện Sơ Cấp Cứu

1

Nguyên lý cơ bản về sơ cứu, cấp cứu tại chỗ

2

Băng bó vết thương (Nguyên tắc, các phương tiện dùng để băng bó, kỹ thuật băng bó)

3

Kỹ thuật cầm máu tạm thời (Nguyên tắc cầm máu, các biện pháp cầm máu tạm thời)

4

Kỹ thuật cố định gãy xương tạm thời (Nguyên tắc cố định gãy xương, các phương tiện cố định gãy xương)

5

Kỹ thuật hồi sinh tim phổi (Nhận biết dấu hiệu ngừng tuần hoàn hô hấp, hướng dẫn thông thoáng đường thở và hỗ trợ hô hấp, hướng dẫn hồi sức tim phổi)

6

Xử lý bỏng; (Đánh giá nguyên nhân và mức độ bỏng, xử lý cấp cứu bỏng tại chỗ)

7

Phương pháp vận chuyển nạn nhân an toàn không cáng và có cáng để cấp cứu ban đầu

8

Các hình thức cấp cứu:
– Cấp cứu điện giật
– Cấp cứu đuối nước
– Cấp cứu tai nạn do hóa chất

9

Hướng dẫn chung nội dung và sử dụng túi sơ cứu

10

Thực hành chung cho các nội dung

Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu được quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động như sau:

1. Đối tượng huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm:

a) Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;

b) Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.

2. Thời gian, nội dung huấn luyện và huấn luyện lại hằng năm thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Người được huấn luyện phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này sau khi được huấn luyện. Trường hợp người lao động đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì không phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu nhưng phải lưu bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

Trên đây là quy định về huấn luyện sơ cứu, cấp cứu. Để hiểu rõ hơn bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 19/2016/TT-BYT.

Trân trọng!